PHONG_MOBILE
Tổng số bài gửi : 1582 Danh Tiếng : 2062 Được Cảm Ơn : 19 Gia Nhập : 20/05/2010 Đến từ : quangbinh
| Tiêu đề: Nhọc nhằn nghề bẻ vải thuê Sun Jun 06, 2010 11:10 pm | | | Khi thóc đã đầy bồ, lúa đã gặt hết, khi những trái vải thiều bắt đầu chín đỏ đến mùa thu hoạch, họ lại rủ nhau lên đây làm thuê để kiếm thêm. Xung quanh phiên chợ lao động đặc biệt này có không ít những hoàn cảnh éo le, những chuyện vui buồn, những nụ cười và nước mắt ...
| Đạp xe lên đồi bẻ vải thuê | Hẩm hiu phận đời bẻ vải thuê Nhắc đến vải thiều, người ta thường nói đến Thanh Hà (Hải Dương), Lục Ngạn ( Bắc Giang) nhưng nhiều năm nay ở Tân Yên (Bắc Giang) cũng nổi lên như một vựa vải lớn của cả nước. Tân Yên nổi tiếng với giống vải u hồng, quả to, cùi dày, rất ngọt. Đến Phúc Hoà (Tân Yên - Bắc Giang) vào những ngày đầu tháng 6 này, chúng tôi như bị choáng ngợp bởi hàng ngàn cây vải u hồng đang bước vào vụ thu hoạch với sắc đỏ rực rỡ một vùng trời. Hai ven đường cơ man nào là vải với những chùm quả chín đỏ sà xuống như mời chào. Trên các con đường liên xã luôn tấp nập những chiếc xe tải về thu mua vải. Những ngày này, người dân Tân Yên đang tất bật vào vụ thu hoạch đợt vải thiều chín sớm. Đâu đâu cũng là cảnh người dân thu hoạch vải. Đây cũng chính là lúc mà phiên chợ lao động đặc biệt dành riêng cho những người đi bẻ vải thuê đầu tiên bắt đầu họp.
| Mỗi ngày làm việc chăm chỉ, người phụ nữ này kiếm được hơn trăm ngàn đồng... | Chợ không có giờ chính thức nhưng họp rất sớm, từ lúc tờ mờ sáng đã có rất nhiều người cùng xe đạp, xe máy, quang gánh, dây buộc… tấp nập tụ họp về đây để tìm việc làm. 4h30 sáng, chợ họp tại xã Phúc Hoà đã nườm nượp người, tôi cũng hoà mình vào số người lao động để đi… bẻ vải thuê. Lúc này chợ đã khá đông người, chị em phụ nữ hồ hởi hỏi nhau về số tiền kiếm được ngày hôm qua, một số đàn ông thì quây quần bên chiếc điếu cày, người rít khói kêu sằng sặc, kẻ châm diêm chờ đến lượt mình. 5 giờ sáng, nhiều chủ vườn vải đã tìm đến để thuê người lao động. Tiếng xì xèo giao kèo mặc cả ngày càng ồn ã. “Hôm nay, bẻ vườn vải thấp giá cả 100 ngàn/1 ngày, đồng ý thì theo tôi”; “Tôi cần 3 nam, 2 nữ vừa bẻ vải vừa xếp bó, vườn xa lên công xá trả cao hơn, 120 ngàn/ người”…Sau những cuộc ngã giá, nhiều người hồ hởi đi theo chủ hộ bắt đầu một ngày bán sức lao động, nhiều người không ưng ý giá nên cố ngồi đợi. Một lúc sau, 2 người, một là đàn ông đi xe máy đèo theo một người đàn bà ra kiếm người. Xe chưa kịp xịch xuống, tiếng người đàn bà lanh lảnh làm chúng tôi giật mình:
- Cần người về bẻ giúp 2 sào vải ruộng nhá.
- Bác cần mấy người thế? Một chị đứng phắt dậy hỏi
- 5 hoặc 6 người gì đó.
- Thế trả công thế nào? - chị này hỏi
- 100 ngàn.
-Thêm vài chục nữa đi. Nửa ngày cũng phải 60 rồi.
- Được rồi, nhanh lên đi. Người đàn bà thúc giục.
| Công việc khá nặng nhọc khi phải gánh từ trên đồi cao xuống | Chị quay lại hỏi một số người đi cùng, dường như họ là một hội. Chị kia với tay lấy nón, quay lại nhìn tôi nói với theo “Cậu có đi theo bọn tôi thì nhanh lên? Chờ ở đây đến bao giờ?” rồi quây quẩy đạp xe theo đoàn người đang hối hả chạy theo chiếc xe máy nọ. Không kịp suy nghĩ, tôi vội vã nghề phóng xe đạp theo. Đằng sau, chợ mỗi lúc một đông người, đi một quãng xa vẫn nghe thấy tiếng giao kèo thuê mướn. Chúng tôi dừng lại ở một khu vườn khá rộng, bây giờ trời cũng bắt đầu sáng. Ánh mặt trời le lói chiếu lên những chùm vải sai trĩu quả chín đỏ một góc trời. Lúc này, cánh thương lái đang tụ tập đông đảo chờ lấy vải. Không cần chủ nhắc, hai thanh niên trong đoàn nhanh thoăn thoắt trèo cây, những người phụ nữ thì vội vã buộc vải. Tôi cũng tìm cho mình cành vải trĩu quả để bứt. Chỉ một loáng những chùm vải đã được sắp ngay ngắn.
| Đường trơn, có thể ngã bất cứ lúc nào... | Công việc diễn ra khá suôn sẻ. Đến giờ giải lao, tôi mới tiếp cận được các chị. Chị Nguyễn Thị Mai - quê ở xã Phúc Hòa tâm sự: “Đến đây vào mùa vải chín thì không sợ không kiếm được việc làm. Có rất nhiều đầu việc mà người ta cần đến người lao động như bẻ quả, sắp bó, vận chuyển hàng, sấy vải, và làm cỏ cho cây nữa…Trong cả trăm việc không tên ấy, nhàn nhất là sắp bó và bẻ quả. Nhưng thú thực nghề bẻ vải thuê cũng rất vất vả và nguy hiểm nữa”. Chị Mai cho biết thêm, các chủ vườn vải rất thích thuê chị em bẻ vải bởi phụ nữ tuy sức yếu nhưng cần cù dẻo dai mà lại ít đòi hỏi kêu ca chuyện trả công ăn lương hơn cánh đàn ông. Mỗi ngày bẻ vải, trung bình mỗi người bẻ được 2 đến 3 tạ vải., rồi buộc và gánh xuống đồi. Chủ vườn thường trả 50.000 - 60.000 đồng/người/tạ vải. “ Biết là vất vả, đặc biệt phụ nữ trèo cây hái vải là việc làm nguy hiểm, nhất là trên đồi cao nhưng chị em chúng tôi không ai phàn nàn gì cả, miễn là cuối ngày được cầm đồng tiền công về đong gạo, mua quần áo, sách vở cho con cái ăn học. Mùa vải đang vào vụ chin rộ, công việc cho tháng có ngày nên hầu hết các chị em gia cảnh khó khăn đều đi bẻ vải thuê kiếm sống cả. Tranh thủ vào mùa vụ, còn bình thường chị em vẫn lam lũ với công việc đồng áng”. Chị Mai cho biết, gia đình chị có 5 miệng ăn, chồng chị mắc bệnh hiểm nghèo quanh năm ốm yếu, tất cả công việc trong nhà đều đến tay chị. Cả nhà chỉ trông mong vào mấy sào ruộng khoán nhưng mất mùa, dịch bệnh liên tục nên gia đình thiếu ăn, túng thiếu. Chị Mai không nhớ mình đã gắn với nghề bẻ vải thuê tự bao giờ, chỉ biết năm nào cũng vậy, cứ đến mùa vải chín, chị lại theo những người bạn đi bẻ vải thuê. Chị nói: “Vất vả nhưng có đồng ra đồng vào mua gạo nuôi con, chứ trông vào vài sào ruộng, không đủ tiền trang trải cho cuộc sống gia đình và việc học của các cháu”. Hiểm nguy… từ nghề bẻ vải Sớm hôm sau, chúng tôi có mặt từ 2h30 sáng. Đến chợ, đã có hơn trăm người ngồi từ bao giờ. Sẵn có kinh nghiệm từ hôm trước, tôi nhập bọn ngay, bắt chuyện một cách “điệu nghệ”. Trong lúc chờ chủ vườn đến thuê, chị Lành quê Yên Dũng (Bắc Giang), khoảng hơn 40 tuổi, nước da sạm đen, bàn tay băm bổ những vết sứt do cành vải cọ vào, tâm sự: trước đây, khi còn con gái chưa về nhà chồng, hết mùa gặt lại theo mẹ sang đây bẻ vải thuê, mùa nào cũng vậy. “Bây giờ, nhà có vài sào ruộng, làm ào cũng xong, ở nhà chơi không đặng nên sang đây làm thêm kiếm tiền cho cái Út học đại học” Vừa nói, chị Lành vừa múa tay, lời nói của những người lao động chất phác. Đôi mắt chị sáng lên khi nói về Út nhưng lại buồn cái nhà nghèo không có tiền.
| Tranh thủ lúc nghỉ hè, nhiều em nhỏ cũng tham gia bẻ vải thuê kiếm tiền mua sách | Tuy vậy, nghề bẻ vải thuê không vải dễ dàng. Theo chị Hoài, năm nào cũng có tai nạn do ngã cây khi bẻ vải, nhẹ thì gãy tay chân, còn nặng thì mất luôn mạng sống. Không chỉ có vậy, nhiều người lao động còn khốn khổ khi bị chủ quỵt tiền,vì đa số hợp đồng đều bằng…miệng. Nhưng khổ nhất là khi bị ngã cây, hầu hết chi phí chữa trị mình đều phải chịu vì không ai có bảo hiểm. “Nhưng chợ này còn tự phát, chúng tôi đi làm thuê, cứ đến trườn mặt ra đợi người ta thuê; nhiều lúc cũng hoang mang vì chẳng biết nhu cầu từng ngày như thế nào”. Được lời như cởi tấm lòng, nhiều người khác cũng thẳng thắn bày tỏ. Do chẳng ai quản lý nên chúng tôi nhiều khi nhỡ buổi, phải làm thêm đến tối mịt mới về mà chủ nhà cũng chẳng trả thêm đồng nào so với kỳ kèo ban sáng. Vả lại, có em nhỏ sang kiếm việc, nhiều gia chủ chỉ muốn thuê các em vì biết các em làm tốt lại mất... ít tiền. “Như thế là quyền lợi của chúng tôi không được đảm bảo, hoàn toàn phụ thuộc vào cái tâm, cái đức của người mướn. Chúng tôi muốn có sự quản lý là vì thế”- Chị Hoaì thay mặt mọi người bày tỏ nguyện vọng. |
|